Mục tiêu Tư_nhân_hóa

Mục tiêu trên hết việc giải tư là để doanh sở hoạt động thêm hữu hiệu dưới cơ chế công bằng, phù hợp với thông lệ quốc tế và khai thác được tối đa khả năng hoạt động hiệu quả của cơ sở đó.

Với đại đa số các cơ sở xuất phát từ công hữu, trước khi chuyển đổi bị thua lỗ triền miên, sống bằng bầu sữa nhà nước; khi chuyển đổi sang tư nhân đã lập tức hoạt động có hiệu quả; thậm chí lãi lớn. Pháp đã tiến hành tư nhân hóa hãng Air France vốn thua lỗ triền miên, Công ty Điện lực Pháp (EDF). Từ mấy năm qua Air France đã sinh lời và sáp nhập cả Hãng hàng không KLM của Hà Lan.

Thông thường nhà nước là nơi lập chính sách, thi hành nó nên nhà nước không nên làm kinh doanh: vừa đá bóng thì không nên thổi còi và ngược lại. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy nhà nước làm kinh doanh luôn kém nên vai trò đó nên chuyển cho khu vực tư nhân.[1]

Việc tư nhân hóa đã làm giảm tải mạnh mẽ áp lực về tiền mặt và chiếm dụng các tài nguyên quốc gia. Ngân sách bớt gánh nặng, trong khi lại có nguồn thu từ thuế và các khoản khác đem lại. Trong trường hợp này, có thể nói hiệu quả nhân lên nhiều lần.